Ở Việt Nam ung thư phổi là bệnh rất phổ biến, thường gặp ở nam, đặc biệt trên những người hút thuốc lá. Việc tầm soát ung thư phổi sẽ giúp cho bệnh nhân có cơ hội chữa và điều trị bệnh sớm, thoát khỏi tử vong.
Khoảng 80% bệnh nhân được phát hiện ung thu phổi ở giai đoạn muộn (III – IV), chỉ có khoảng 20% bệnh nhân được phát hiện sớm (I – II). Bệnh nhân ung thư phổi không sống quá 5 năm sau chẩn đoán. Dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng chỉ có 18% bệnh nhân ung thư phổi còn sống 5 năm sau khi được chẩn đoán. Ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn rất muộn, đa phần ở giai đoạn bệnh đã lan rộng. Giai đoạn phát hiện sớm thấp, phần lớn không can thiệp phẫu thuật được (do đã di căn xa, quá chỉ định phẫu thuật).
Các triệu chứng của ung thư phổi:
Khi bệnh nhân hay có những cơn ho đàm vướng máu, ho kéo dài, sụt cân, đau ngực, khàn giọng kéo dài, mất cảm giác ngon miệng, khó thở. Các triệu chứng của ung thư phổi là không đặc hiệu.
Tại sao ung thư phổi bị chẩn đoán muộn?
Hiện nay, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi không có triệu chứng. Trong phổi không có thần kinh cảm giác nên các cơn đau mà bệnh nhân cảm nhận được là do di căn (màng phổi, thành ngực, xương, hạch…). Trước tình hình đó, tầm soát ung thư phổi là phương pháp giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư phổi, nhằm can thiệp và điều trị sớm, giúp bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này. MSCT phổi liệu thấp là phương pháp được công nhận có thể giúp tầm soát ung thư phổi. Nghiên cứu ở Mỹ chứng tỏ rằng chụp MSCT phổi liều thấp làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi khoảng 20% trong nhóm 55 – 74 tuổi có hút thuốc lá 30 gói- năm (1 gói/ngày x năm x 30 năm). Chụp MSCT phổi liều thấp phòng ngừa được 1 trong số 5 trường hợp tử vong do ung thư phổi.
Lợi điểm của CT phổi liều thấp:
- Liều bức xạ khoảng bằng 1/5 liều chụp CT thường qui.
- Phát hiện tốt hơn các tổn thương nhỏ, tổn thương ở vị trí khó phát hiện trên hình X-Quang phổi thường qui.
- Giúp đánh giá chính xác hơn về thành ngực (phần mềm, xương) và trung thất.