Những nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày dễ tái phát

Bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị, bị tái nhiễm vi khuẩn HP,

Bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị, bị tái nhiễm vi khuẩn HP, ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học khiến bệnh dễ quay trở lại.  

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hồ, chủ tịch hội tiêu hóa Hà Nội, nguyên trưởng khoa tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân khiến cho bệnh dễ dạ dày tái phát. Trường hợp đau do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) phải sử dụng phác đồ điều trị với nhiều loại thuốc kháng sinh. Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, tiêu chảy, đắng miệng, buồn nôn… 

Trong thời gian làm nghề, tiếp xúc với bệnh nhân, bà thấy nhiều người sử dụng thuốc không đúng giờ giấc, quên thuốc, tự ý ngừng khi thấy triệu chứng thuyên giảm. Chính vì không đủ thời gian điều trị nên bệnh không khỏi, điều  này tạo điều kiện cho vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh. Nếu vi khuẩn này không được tiệt trừ hoàn toàn sẽ phát triển trở lại, gây tái phát bệnh.

Bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị, bị tái nhiễm vi khuẩn HP,

Bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị, bị tái nhiễm vi khuẩn HP sẽ khiến bệnh dạ dày dễ tái phát. 

Ngoài ra, việc tái nhiễm vi khuẩn HP sau điều trị cũng khiến bệnh quay trở lại. Vi khuẩn HP có thể lây lan qua đường tiêu hóa, vì vậy nếu không có biện pháp phòng tránh thì sau khi đã tiệt trừ người bệnh vẫn có thể bị lây nhiễm lại. 

Thực tế, nhiều người bị tái nhiễm khuẩn HP sau một năm điều trị. Từng có nghiên cứu cho rằng, người bị tái nhiễm HP thì tỷ lệ bị tái phát loét dạ dày tăng lên gấp 4 lần so với thông thường. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng các thuốc gây hại cho dạ dày như giảm đau kháng viêm không cũng khiến cho bệnh thêm nặng. 

Theo bác sĩ Hồ, để hạn chế bệnh tái phát nhiều lần thì người mắc viêm loét dạ dày tá tràng ngoài việc tiệt trừ vi khuẩn HP bằng phác đồ kháng sinh cần lưu ý phòng tránh tái nhiễm sau điều trị. Người bệnh thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Bệnh nhân không ăn các chất chua, cay, hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có gas, không hút thuốc vì chúng dễ gây kích thích, làm tổn thương niêm mạc dạ dày. 

Ngoài ra, bạn ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, lo lắng, tâm lý căng thẳng và tập thể dục thường xuyên. Khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

Đối với các trường hợp bị tái phát nhiều lần do chưa diệt trừ hoàn toàn, vi khuẩn HP đề kháng kháng sinh hoặc bị nhiễm mới có thể dùng kháng thể IgY kháng men urease của vi khuẩn HP. Men urease là thành phần chính của các men do vi khuẩn HP tiết ra, là yếu tố giúp vi khuẩn Hp có thể xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày. 

OvalgenHP là tên của một loại kháng thể IgY chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà do Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản phát hiện ra. OvalegnHP khi được đưa vào dạ dày qua đường uống sẽ góp phần ức chế hoạt động của men urease khiến vi khuẩn HP mất khả năng trung hòa môi trường acid dịch vị, làm giảm khả năng thích nghi của chúng trong dạ dày. Đồng thời, OvalgenHP làm giảm khả năng bám dính của vi khuẩn HP trên niêm mạc, ngưng kết lại với nhau thành từng đám bị đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa. 

Ngọc Thi 

Nguồn: VNEXPRESS.NET