Món ăn cay nóng, bia rượu… có thể gây trào ngược; cần ăn đúng bữa, đúng giờ và ưu tiên dùng mật ong, nghệ, chuối, táo, đu đủ…
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa tại tổng hội Y Học Việt Nam, có khoảng 1/12 dân số Việt Nam mắc chứng thực quản. Có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, như đồ ăn cay nóng (hạt tiêu, ớt, mù tạt…), gây kích ứng dạ dày tiết nhiều axit và tạo áp lực cho cơ vòng thực quản dưới, dẫn tới trào ngược. Bệnh béo phì cũng tạo áp lực làm suy yếu chức năng cơ vòng thực quản dưới khiến cho axit từ dạ dày dễ dàng bị đẩy ngược lên thực quản gây ra chứng trào ngược.
Nhiều loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, chè đặc, soda… thúc đẩy cơ thể tăng tiết HCl và pepsin và kích ứng dạ dày gây trào ngược. Tư thế nằm ngửa ngay sau khi ăn làm dạ dày và thực quản ở vị trí ngang bằng nhau, thức ăn và axit dễ dàng tràn sang thực quản, ở lại đó khá lâu và gây hại.
Ngoài ra, một số loại thuốc tây khiến cho dạ dày tiết nhiều axit hơn. Các loại thuốc này cũng làm cho van phân cách đường ống thực quản và dạ dày bị giảm dung tích dẫn tới trào ngược dạ dày.
Cũng theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, phần lớn người bệnh thường lơ là những nguyên nhân trên, nhầm lẫn với phản ứng sinh lý của cơ thể, dẫn đến chứng trào ngược dạ dày khó điều trị triệt để, bệnh dễ tái phát. Bệnh có thể biến chứng, gây loét và chảy máu thực quản, biến chứng hẹp thực quản, ung thư thực quản.
Uống nhiều rượu, bia có thể dẫn tới trào ngược dạ dày. |
Triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày
– , ợ chua, ợ nóng: Người bệnh sẽ ợ hơi thường xuyên để đẩy bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài, giảm khó chịu cho dạ dày. Ợ nóng là do dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo cảm giác nóng rát từ xương ức lan tới cổ họng. Axit dạ dày cũng khiến cho người bệnh có cảm giác chua ở miệng.
– Nóng dạ dày: Người bị trào ngược dạ dày sẽ có cảm giác nóng cồn cào trong bụng. Đó là do lượng axit nhiều gây kích ứng niêm mạc dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương và sinh sôi nhiều vi khuẩn có hại, sinh ra nhiệt và cảm giác nóng dạ dày rõ rệt.
– Đau tức ngực: Trào ngược dạ dày không chỉ làm cho axit mà đôi khi cả thức ăn bị tràn lên thực quản, làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực và khó chịu.
– Khó nuốt: Sự tiếp xúc thường xuyên giữa thực quản và axit dạ dày làm niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy. Do đó, đường ống dẫn thức ăn sẽ trở nên hẹp hơn làm người bệnh có cảm giác nuốt khó, vướng ở cổ.
– Đau họng: Axit dạ dày có thể trào lên tới vùng thanh quản và họng, làm cho vùng họng bị kích ứng dẫn tới hiện tượng viêm họng, đau họng.
– Miệng tiết nhiều nước bọt: Khi bị trào ngược dạ dày, cơ thể sinh ra phản ứng tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit này. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cơ thể nuốt phải nhiều khí hơn, gây ợ hơi, ợ nóng.
– Buồn nôn và nôn: Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược vào trong khoang miệng làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ.
– Đắng miệng: Trào ngược dạ dày làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
Người bệnh thường cảm thấy đắng miệng, khó nuốt. |
Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học hơn. Cần ăn đúng bữa, đúng giờ, ăn vừa đủ no, không nên ăn quá nhiều, không hoạt động mạnh ngay sau khi ăn. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho dạ dày như mật ong, nghệ, chuối, táo, đu đủ… Hạn chế, tránh dùng những thức ăn có hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước ngọt có ga… Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm trào ngược, được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính.
Hoài Nhơn