Những nguyên nhân gây bệnh xã hội cần biết

Ở thế kỷ 21, con người ngày càng phát triển về nhiều lĩnh vực và cũng là thời điểm bùng nổ của nhiều căn bệnh và y khoa hiện đại nhất vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu, trong đó phải kể đến các bệnh xã hội. Vậy bệnh xã hội là gì và đâu là nguyên nhân gây ra bệnh xã hội mà làm ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và cộng đồng đến vậy?

Bệnh xã hội và tác hại của chúng

Bệnh xã hội hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh hoa liễu, bệnh phong tình đã có từ lâu… lây nhiễm do virus hoặc vi khuẩn gây ra thông qua nhiều con đường khác nhau. Mỗi bệnh là mỗi đặc trưng bởi một loại vi khuẩn virus khác nhau, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và xã hội do mức độ nguy hiểm và tỷ lệ mắc bệnh cũng như khả năng lây bệnh cao. Hiện nay, trải qua thời gian lâu dài, một số bệnh đã bị đẩy lùi, ngược lại một số bệnh lại có xu hướng gia tăng mạnh mẽ như lậu, giang mai…

Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và công việc của cá nhân người bệnh mà bệnh xã hội còn tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hóa của một vùng, miền, quốc gia, dân tộc.

Vậy nguyên nhân gây bệnh xã hội là do đâu, tại sao bệnh xã hội lại có tốc độ lây nhiễm nhanh đến vậy?

Những nguyên nhân gây bệnh xã hội

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân chính và là con đường giúp lây truyền bệnh nhanh nhất. Môi trường ở các cơ quan sinh dục của nam và nữ vô cùng thuận lợi và lý tưởng để các vi khuẩn có thể sinh tồn và phát triển. Quá trình giao hợp rất dễ làm tổn thương vùng kín do lớp niêm mạc da ở đây rất mỏng. Nếu không sử dụng biện pháp an toàn nào thì sẽ rất dễ bị lây bệnh, các vi khuẩn sẽ tấn công trực tiếp vào máu và xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, quan hệ tình dục không an toàn chính là đang tiếp tay cho các bệnh xã hội lây lan và phát triển đáng kể.
  • Qua đường truyền máu: thông thường các bệnh xã hội có thời gian ủ bệnh lâu, hơn nữa trong thời gian này, các bệnh này thường không có triệu chứng hay biểu hiện gì đặc biệt nên nhiều người vẫn tiến hành truyền máu cho người khác, chính vì vậy người được nhận máu vẫn có khả năng bị nhiễm cao.
  • Gián tiếp khi tiếp xúc với mầm bệnh: Không chỉ có sử dụng kim tiêm không được khử khuẩn vô trùng đúng cách mà khi bạn dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người có bệnh các vật dụng như khăn tắm, bản chải đánh răng, dao cạo râu, thậm chí là bồn tắm, bồn vệ sinh bạn cũng sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh rất cao, đặc biệt là các bệnh sùi mào gà, bệnh lậu, HIV…

bệnh xã hộibệnh xã hội

  • Qua vết thương hở: Khi bạn có những vết thương hở ngoài da nhưng lại tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh như bắt tay, hôn…cũng có khả năng lây bệnh rất cao, virus sẽ theo vết thương hở, xâm nhập vào máu của người bệnh và gây bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Khi thai phụ mang thai mà mắc các bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà… thì khả năng lây bệnh sang con qua đường nhau thai hoặc qua sinh sản tự nhiên sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi thâm chí là tử vong. Chính vì vậy hiện nay có rất nhiều đứa trẻ sinh ra đã bị mắc các bệnh xã hội bẩm sinh.